Top 3 công dụng hữu ích nhất của công nghệ Bluetooth

Xã hội bây giờ có thể nói là thời đại lên ngôi của công nghệ không dây. Hầu hết tất cả các hãng điện tử thế giới đang có gắng khai thác nền công nghệ không dây hiện đại để phục vụ cho đời sống con người được nhanh chóng và thuận tiện hơn. Một trong những đường truyền kết nối được áp dụng phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay là công nghệ kết nối Bluetooth.

Hiện nay, các thiết bị có tính di động như laptop, smartphone hay tablet đa phần đều được trang bị chuẩn kết nối Bluetooth, thường là 3.0 hoặc 4.0. Bluetooth là chuẩn kết nối không dây tầm ngắn, thiết kế cho các kết nối thiết bị cá nhân hay mạng cục bộ nhỏ, trong phạm vi băng tần từ 2,4 đến 2,485 GHz. Dưới đây chúng tôi xin tổng hợp 3 công dụng chính mà Bluetooth mang lại.

1. Truyền tải dữ liệu, thông tin không dây giữa nhiều thiết bị điện tư

Hai máy tính được kích hoạt kết nối Bluetooth cũng có thể truyền tải dữ liệu cho nhau giống như giữa máy tính và điện thoại. Với những tập tin có kích thước vừa phải, bạn sẽ không cần phải sử dụng đến các đoạn cáp kết nối nữa. Thậm chí dù 2 mẫu máy tính của người dùng có khác hệ điều hành hoặc đang sử dụng mạng kết nối riêng biệt thì cũng không ảnh hưởng đến việc truyền dữ liệu qua Bluetooth.

tai-nghe-bluetooth

Bạn có thể ghép nối dễ dàng smartphone/tablet với một chiếc laptop thông qua Bluetooth nhằm mục đích gửi các tập tin qua lại, hoặc tai nghe bluetooth hiển thị số với máy nghe nhạc. Mặc dù có thể nó không thực sự thích hợp để gửi những file nhạc dung lượng lên đến hàng trăm MB hoặc hơn nữa, nhưng Bluetooth vẫn là phương pháp thuận tiện hơn cả nếu bạn muốn gửi một vài tấm ảnh chụp cho bạn bè.

Để kết nối không dây Bluetooth, 2 thiết bị đều phải được kích hoạt tùy chọn Bluetooth và đặt không quá xa nhau. Sau khi đã ghép nối thành công, bạn có thể bắt đầu chọn những dữ liệu mình muốn gửi cho đối phương (ảnh, bài hát, video ngắn…), sau đó chờ đối phương chấp nhận là xong, thực sự công việc này rất đơn giản. Hiện nay, không chỉ Windows mà các hệ điều hành khác như Mac OS X và Linux cũng hỗ trợ Bluetooth.

2. Chia sẻ kết nối mạng qua Bluetooth

Một tính năng thú vị của Bluetooth là cho phép người dùng chia sẻ kết nối mạng internet của thiết bị này với một thiết bị khác. Thông thường, “Tethering” qua Bluetooth được sử dụng để vào mạng trên laptop thông qua kết nối internet của smartphone. Trường hợp này điện thoại có vai trò khá giống với modem. Cách thức chia sẻ kết nối mạng bằng Bluetooth sẽ tiêu thụ ít năng lượng hơn so với Wi-Fi, vì vậy nó có thể là lựa chọn lý tưởng trong một số tình huống cụ thể.

3. Kết nối các thiết bị ngoại vi

Ngày nay, Bluetooth thường được sử dụng rất nhiều để kết nối các thiết bị ngoại vi cho smartphone, tablet hoặc laptop, thậm chí là cả tivi, loa đài. Sau đây là một số thiết bị ngoại vi mà bạn có thể kết nối không dây qua Bluetooth: Tai nghe bluetooth motorola, Smartwatch, Chuột, Bàn phím, Gamepad, Máy in…

Tuy nhiên, một nhược điểm mà người sử dụng cũng cần lưu ý chính là kết nối đường truyền Bluetooth làm tiêu hao khá nhiều năng lượng của thiết bị. Đặc biệt là đối với các điện thoại thông minh, nếu lúc nào không cần thiết thì bạn nên tắt chức năng bluetooth đi, nếu không lượng pin của điện thoại sẽ tuột dốc một cách nhanh chóng.

tags: Tai nghe bluetooth HTC